Khi thi sơn bả, trần thạch cao của dự án Nam Đô cần chú ý đến quy trình thi công sơn bả để có thể đảm bảo sơn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hết chức năng của sơn, góp phần tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, xứng đáng với giá trị mà bạn đã đầu tư. Căn nhà sẽ trở nên bền đẹp nếu được sử dụng đúng cách.
1. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thô
Bề mặt phải phẳng khô và sạch
Với bề mặt tường mới xây:
- Phải giành đủ thời gian để tường thật khô rồi mới tiến hành sơn thông thường phải đợi từ 3-4 tuần và độ ẩm của tường đến 16%. Điều này sẽ giảm hiện tượng phồng rộp sau khi sơn.
- Dùng đá mài để mài tường nhằm loại bỏ đi những tạp chất làm ảnh hưởng đến việc sơn bả hoặc sơn phủ đồng thời tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
- Sau đó cần vệ sinh lại bề mặt để loại bỏ đi cát bụi sau khi mài máy nén khí hay giẻ sạch thấm nước
- Nếu bề mặt quá khô nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch để làm ẩm bề mặt trước khi bả matít.
Với bề mặt tường cũ:
- Cần phải xử lí sạch các khu vực nấm mốc, tảo nấm, sau đó làm sạch các lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi các tạp chất cũ, hay bột bả cũ… bằng máy phun nước áp suất cao.
- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ đã mất độ bám dính.
- Rửa sạch tường bằng nước và để khô trước khi tiến hành sơn bả.
2. Bả ma tít.
Trước khi bả ma tít cần kiểm tra lại độ ẩm của tường. Thông thường độ ẩm đạt khoảng 25 – 30% là ổn. Nếu tường quá khô bạn cần làm ẩm tường bằng cách lăn rulo bằng nước sạch lên tường trước khi bả ma tít. Không bả ma tít khi tường quá khô hoặc quá ẩm.
Trộn bột bả: theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Không sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn để pha.
- Chỉ trộn lượng đủ dùng trong khoảng 02 giờ, không trộn thừa
- Không để cát bụi bẩn lẫn vào bột sau khi pha
Recent Comments